Danh sách Hoàng đế La Mã

Danh hiệu ‘"Hoàng đế La Mã"’ được các nhà sử học về sau dùng để gọi người đứng đầu nhà nước La Mã trong thời kỳ đế quốc. Đế quốc La Mã phát triển từ nền Cộng hòa La Mã, sau khi nó từng bước thống trị toàn bộ bờ biển Địa Trung Hải, có điểm đặc trưng là quyền lực tập trung vào một cá nhân, thay vì "Viện nguyên lão và toàn thể công dân La Mã".Augustus, người được công nhận rộng rãi là hoàng đế La Mã đầu tiên, lên cầm quyền sau một cuộc chiến đẫm máu và trong một thời kỳ mà nhiều người dân La Mã còn giữ ý niệm mạnh mẽ về nền Cộng hòa, đã cẩn thận duy trì lớp vỏ Cộng hòa cho nền cai trị của mình (từ năm 27 tr.CN)[1]. Ông không đặt ra một danh hiệu mới, mà tập trung quyền lực vào một chức vụ tồn tại từ trước mà nay ông thâu tóm, ‘’ Princeps Senatus’’ (người đứng đầu Viện nguyên lão). Thể chế chính quyền này, tồn tại gần 300 năm, được gọi là ‘‘Chế độ Nguyên thủ’’ (Principate).Về mặt từ nguyên, từ '’ Hoàng đế’’ trong các ngôn ngữ châu Âu xuất phát từ tiếng Latin ‘’Imperator’’, một danh hiệu dành cho người đứng đầu quân đội. Trong thời kỳ đầu của đế chế, Nguyên thủ không đương nhiên có được danh hiệu này mà phải được phong sau một thành tích quân sự. Tuy nhiên trong thời hiện đại nó được dùng một cách không phân biệt mọi nhà cai trị của đế quốc La Mã trong các giai đoạn khác nhau, với hàm ý nhấn mạnh liên hệ mạnh mẽ giữa nền cai trị và quân đội đế chế.Cuối thế kỷ thứ 3 (sau CN), lên cầm quyền sau một thời kỳ nội chiến và bạo loạn kéo dài, Diocletianus đã chính thức hóa và thêm thắt vào danh hiệu hoàng đế bằng cách thiết lập sự tập trung quyền lực rõ ràng hơn vào cá nhân hoàng đế hay đặt ra tiếng tôn xưng ‘'Dominus Noster'’ (Chúa tể của chúng ta). Điều này đã khởi đầu cho thời kì gọi là Chế độ Quân chủ (Dominate).Từ Diocletianus về sau, thường tồn tại những hoàng đế cai trị đồng thời trong quá trình phân rã đế quốc (có lúc lên tới 4 hoàng đế chia nhau cai trị các phần lãnh thổ La Mã). Từ sau cái chết của Theodosius I năm 395, La Mã có thể xem như được chia tách làm hai thể chế: Đế quốc Tây La MãĐế quốc Đông La Mã [2]. Tuy nhiên về mặt hiến pháp chúng không thực sự tách biệt và trong khi miền Tây ngày càng mất ổn định thì các hoàng đế ở Constantinopolis thường áp đặt quyền lực mình lên nửa Tây đế quốc. Đế quốc Tây La Mã suy sụp vào thế kỷ thứ V, hoàng đế cuối cùng đã thoái vị vào năm 476 trong khi đế quốc Đông La Mã phát triền thành Đế quốc Byzantine còn tồn tại được tới năm 1453[3]. Tuy sự kế vị trong hoàng tộc là không đứt đoạn ở Byzantine và bản thân các hoàng cũng như những người đương thời coi họ là những người kế thừa Đế quốc La Mã cổ đại, sự thay đổi tính chất của đế quốc Byzantine như một nền quân chủ phong kiến phương Đông khiến cho danh sách này chỉ dừng lại ở các vị vua triều đại Justinian.Để xem danh sách đầy đủ các Hoàng đế Byzantine, xem: Danh sách Hoàng đế Đông La MãNhư vậy, danh hiệu ‘’Hoàng đế La Mã’’ là không nhất quán như danh hiệu ‘’hoàng đế’’ ở Trung Quốc hay Việt Nam. Trong nhiều trường hợp, việc xác định một người có là hoàng đế ‘’hợp pháp’’ (tiếng Anh: ‘’legitimate’’) hay không là rất khó khăn. Danh sách dưới đây được lập dựa trên nguyên tắc "hoàng đế hợp pháp" phải thỏa mãn một trong các điều kiện:Từ sau khi đế quốc phân chia vào năm 395, hoàng đế hợp pháp là người cai trị một phần đế quốc (Đông hoặc Tây) mà không bị tranh cãi. Riêng với đế quốc Tây La Mã, có những giai đoạn để trống ngôi hoàng đế và do sự mất mát sử liệu về giai đoạn sau 455 (khi đế quốc được coi là sụp đổ), tất cả hoàng đế giai đoạn sau đó đều được liệt kê, dù thông thường Romulus Augustus thường được coi là Hoàng đế La Mã cuối cùng (thoái vị vào năm 476). Các chi tiết tranh cãi về vị vua nào là cuối cùng của đế quốc Tây La Mã được liệt kê trong danh sách này.